nhan xet dư an

2 – Về cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định đối tượng điều tra, đánh giá:

 

 

Quá trình phong hóa laterit các đá đã tạo nên các vỏ phong hóa laterit với mức độ laterit hóa khác nhau trong đó có các vỏ phong hóa alferit giàu nhôm (laterit bauxite) và các vỏ phong hóa ferrit giàu sắt (laterit sắt).

Trong quá trình phong hóa laterit các đá bazan ở Nam Việt Nam đã tạo nên các vỏ phong hóa chứa bauxite và các vỏ phong hóa laterit chứa sắt. Trong vỏ phong hóa chứa bauxite có sự phân đới có tính quy luật theo mặt cắt đứng của vỏ phong hóa: trên cùng là đới ferrit (laterit sắt) với chiều dày khác nhau tùy theo vị trí địa hình, tiếp dưới là đới alit (bauxite) và các đới sản phẩm khác giàu sét. Như vậy việc điều tra, đánh giá đới laterit sắt nằm trên đới bauxite trong vỏ phong hóa chứa bauxite  là việc đương nhiên phải làm trong quá trình điều tra, đánh giá các vùng / mỏ bauxite laterit, trước hết là để đánh giá  mức độ ảnh hưởng của đới laterit sắt như là thành phần có hại đối với chất lượng bauxite để loại bỏ laterit sắt trong quá trình tính toán tài nguyên-trữ lượng bauxite và loại bỏ laterit sắt trong quá trình  khai thác bauxite ; nay với nhận thức mới về khã năng có thể sử dụng sắt laterit như là loại quặng sắt nghèo để luyện gang thì việc kết hợp điều tra, đánh giá  sắt laterit như là một loại khoáng sản trong các diện tích điều tra, đánh giá bauxite để sử dụng hợp lý tài nguyên là việc hợp lý.

Các vỏ phong hóa ferit (laterit sắt) không chứa bauxite cũng rất phổ biến ở Nam Việt Nam, đặc biệt là trên các đá bazan. Năm 1985, trong báo cáo “Bản đồ các thành hệ vỏ phong hóa Việt Nam (phần phía Nam) và khoáng sản liên quan, tỷ lệ 1: 500.000” ( Nguyễn Thành Van chủ biên và n.n.k – Lưu trữ Địa chất, 1985) và năm 1987 trong Luận án Phó tiến sĩ khoa học địa lý – địa chất  “Các thành hệ vỏ phong hóa ở phần phía Nam Việt Nam và một số khoáng sản liên quan” (Lưu trữ Thư viện Quốc gia – Hà Nội, 1987) Nguyễn Thành Vạn và các tác giả đã nhận xét: “…đới ferit trong các vỏ phong hóa ferit thường lộ ngay trên bề mặt địa hình hiện đại là một đối tượng để tìm kiếm và khai thác…Tổng trữ lượng quặng sắt laterit ở Nam Việt Nam đạt đến quy mô mỏ lớn (hàng trăm triệu tấn), tuy nhiên do phân bố không liên tục, mức độ tích lũy sắt không đều trong các vỏ ferit ở các địa phương khác nhau nên sắt laterit không có các mỏ công nghiệp quy mô lớn. Tuy vậy, sắt laterit rất có giá trị đối với  công nghiệp địa phương và hiện nay (1987) đang được khai thác sử dụng trong nhiều lĩnh vực (bột màu, phụ gia xi măng, phụ gia chế hóa cao su, sản xuất công cụ cầm tay…”.

Với sự phát triển kinh tế – xã hội và khoa học – công nghệ như hiện nay (2010) và với nhận thức mới về triển vọng quặng sắt laterit như trong Dự án đã nêu thì việc lồng ghép điều tra, đánh giá sắt laterit  (ưu tiên tập trung trong các vỏ phong hóa các đá bazan) trong cùng Dự án này để làm rõ thêm về giá trị và giá trị sử dụng của một nguồn tài nguyên khoáng sản đã biết từ lâu nay để sử dụng cho những lĩnh vực mới là hợp lý.

Như trên đã nêu, việc kết hợp điều tra  các đối tượng khoáng sản nêu trên trong  cùng một Dự án là hợp lý về cơ sở khoa học, thực tiển và tổ chức sản xuất nhưng cần được các cấp thẩm quyền xem xét, cho phép bằng văn bản.

 3. Về lựa chọn diện tích điều tra, đánh giá:

Nguyên tắc và cơ sở lựa chọn diện tích điều tra, đánh giá nêu trong Dự án là hợp lý. Tuy nhiên, với trữ lượng và tài nguyên đã biết cùng với số dự kiến gia tăng tại các mỏ đang và sẽ thăm dò theo quy hoạch đã có cùng với số gia tăng sẽ có do thực hiện Dự án này thì riêng tổng trữ lượng và tài nguyên bauxite ở Tây Nguyên và Bình Phước đủ để quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp alumina – nhôm của Việt Nam ít ra đến hơn 50 năm tới . Để phát triển bền vững các vùng kinh tế – dân cư, Việt Nam có thể “hy sinh” các vùng / mỏ bauxite nhỏ lẻ, phân tán ở các nơi khác để quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích khác mà không sợ thiếu bauxite  trong tương lai. Vì vậy đối với bauxite nên chăng tập trung điều tra, đánh giá bổ sung như đã thiết kế trong Dự án ở vùng Tây Nguyên và Bình Phước thì cần thiết hơn là thi công trên  nhiều diện tích. Đối với quặng sắt laterit cũng nên tập trung ưu tiên điều tra, đnáh giá ở vùng Tây Nguyên.

 Người góp ý: Nguyễn Thành Vạn.

Hà Nội, ngày 18.10.2010

Related Post